Không ở đâu trên thế giới này, người tiêu dùng lại phải đóng nhiều loại thuế và phí đến thế khi mua và sử dụng một chiếc ôtô như ở Việt Nam.
Mới đây, Bộ Tài chính vừa tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn thu phí thử nghiệm khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu; phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với xe ôtô từ 7 chỗ ngồi trở xuống.
Như vậy, bên cạnh phí thử nghiệm khí thải đã được quy định trước đây tại Thông tư số 195/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính, các loại ôtô chở người từ 7 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải chịu thêm phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu và lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Theo nội dung dự thảo, sẽ có hai mức phí thử nghiệm tiêu thụ nhiên liệu đối với ôtô từ 7 chỗ ngồi trở xuống. Trong đó, xe sử dụng nhiên liệu xăng chịu mức phí 16 triệu đồng/phép thử/lần; xe sử dụng nhiên liệu dầu diesel chịu mức phí 16,5 triệu đồng/phép thử/lần.
Trường hợp phương tiện vừa đăng ký thử nghiệm khí thải vừa đăng ký thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu theo phương pháp cân bằng carbon thì chỉ phải nộp một lần phí thử nghiệm khí thải.
Đối với lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với ôtô từ 7 chỗ trở xuống, Bộ Tài chính dự kiến thu ở mức 100.000 đồng/giấy.
Một chiếc ôtô muốn lăn bánh được tại Việt Nam phải chịu 3 khoản thuế chính và hàng chục khoản phí
- Bạn là fan hâm mộ của Xe Audi ? Hãy truy cập ngay website Showroom Xe Audi để được chiêm ngắm những mẫu Xe Audi Việt Nam mới nhất và cập nhất những thông tin mới nhất của hãng xe này.
Hiện nay, một chiếc ôtô tại Việt Nam đầu tiên phải chịu thuế nhập khẩu cho linh kiện (10-30%) hoặc xe nguyên chiếc (từ 50 đến 70%) tùy loại, và tùy theo nguồn gốc nhập khẩu. Tiếp đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 40-60%, tùy theo dung tích xe. Thuế VAT 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%.
Ôtô ra đường còn phải chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo thành phố. Phí kiểm định, phí cấp biển số, phí đảm bảo an toàn kỹ thuật... Phí bảo trì đường bộ đóng hai lần, thu qua đầu phương tiện và thu qua trạm BOT. Chưa hết, còn một loạt phí khác như phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn.
Danh sách những loại thuế áp dụng trên một chiếc ôtô:
- Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 10 – 30%; hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào giá xe): 50 – 70% tùy loại.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40-60%, tùy theo dung tích xe.
- Thuế Giá trị gia tăng (VAT): 10%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.
Các loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường:
- Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy thành phố.
- Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu đồng (HN và Tp.HCM).
- Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiển định).
- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 10.000 đồng (một lần cấp).
- Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
- Phí xăng dầu.
- Phí thử nghiệm khí thải.
- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Tin Tức Xe Hơi
Người Đẹp Và Xe
An Toàn Giao Thông
Kinh Nghiệm Lái Xe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét